Hình ảnh ảo lừa đảo
Ngôi sao của phim Forrest Gump đã đăng tải trên Instagram có 9,ảmạovàcácthỏathuậnmớitrongngànhcôngnghiệpđiệnảclip sex trung5 triệu người theo dõi rằng: “Hãy cẩn thận! Hiện có một video quảng cáo nha khoa có hình ảnh AI của tôi. Tôi không liên quan gì đến dự án này”.
Trước đó, Tom Hanks cũng từng bày tỏ lo ngại về việc sử dụng AI trong phim ảnh và truyền hình, mặc dù ông khá cởi mở khi cho phép nhiều phim sử dụng công nghệ mới này (chẳng hạn phim hoạt hình The Polar Expressra mắt vào dịp Giáng sinh 2004, hay Người đàn ông tên Ove vào năm 2022).
Tuy vậy, đại diện truyền thông của nam tài tử hiện vẫn im lặng, từ chối trả lời câu hỏi cũng như xác nhận liệu có khởi kiện hay yêu cầu xóa đoạn quảng cáo trên khỏi mạng xã hội hay không.
Trong một email trả lờiThe New York Times, người phát ngôn của Meta, công ty mẹ của Instagram, không bình luận trực tiếp về quảng cáo này, nhưng nói rằng việc chạy quảng cáo có sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng với mục đích lừa đảo là vi phạm chính sách cộng đồng.
Người này cũng cho biết thêm: “Chúng tôi đã dành nguồn lực đáng kể để giải quyết các loại quảng cáo lừa đảo này, và đã cải thiện đáng kể việc thực thi của mình, bao gồm cả việc tạm dừng và xóa các tài khoản, trang và quảng cáo vi phạm chính sách”.
Được biết, trong bộ phim Here của đạo diễn Robert Zemeckis, dự kiến phát hành vào năm 2024, Tom Hanks sẽ đóng các phiên bản trẻ hơn của nhân vật bằng cách sử dụng AI. Phía sở hữu công nghệ cho biết họ có thể tạo ra “các hiệu ứng hoán đổi khuôn mặt có độ phân giải cao và chống lão hóa theo thời gian thực mà không cần phải hiệu chỉnh ở giai đoạn hậu kỳ hay VFX”.
Những thỏa thuận mới về AI
Trước đó, việc sử dụng AI là một trong nhiều điểm vướng mắc khiến cuộc đình công kéo dài hàng tháng trời của Hiệp hội Biên kịch Mỹ (WGA). Cuối cùng, nó vừa kết thúc vào đầu tháng 10, mở ra một tương lai mới cho ngành công nghiệp điện ảnh - truyền hình.
Trong tuyên bố mới, Liên minh Điện ảnh và Truyền hình Mỹ (AMPTP) cùng WGA đã ký kết một khoản thỏa thuận, trong đó có các hạn chế về việc sử dụng AI trong ngành phim ảnh.
Thỏa thuận mới này bao gồm lợi ích về tiền bồi thường, yêu cầu đảm bảo về số lượng nhân viên tối thiểu trong việc biên kịch, cải thiện điều khoản thanh toán cho các nhà biên kịch và hạn chế việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quá trình làm nghề.
Theo đó, AI sẽ không được dùng cho việc sáng tạo, và các văn bản – tài liệu do AI tạo ra cũng sẽ không được coi là văn bản hợp pháp. Điều này cũng có nghĩa là sản phẩm do AI tạo ra sẽ không thể được sử dụng để làm giảm đi mức độ đóng góp của các nhà biên kịch.
Thế nhưng các nhà biên kịch cũng có quyền sử dụng AI nếu nhà sản xuất đồng ý, với điều kiện là tuân theo các chính sách hiện hành của WGA. Ngược lại, các nhà sản xuất không thể yêu cầu biên kịch sử dụng phần mềm AI (ví dụ: ChatGPT) khi thực hiện dự án.
Ngoài ra, phía nhà sản xuất cũng phải tiết lộ cho các biên kịch nếu bất kỳ tài liệu nào được cung cấp cho họ do AI sáng tạo ra, hoặc được đến từ việc AI tổng hợp các tài liệu khác.
Như vậy sau 148 ngày, WGA và AMPTP đã có được những đồng thuận đầu tiên. Tuy nhiên công đoàn đại diện cho các diễn viên Hollywood (SAG – AFTRA) vẫn đang đình công, nghĩa là hầu hết các hoạt động sản xuất không thể tiếp tục.
Cuộc đình công của các diễn viên bắt đầu vài tháng sau cuộc đình công của các nhà biên kịch, xoay quanh vấn đề tiền lương cũng như mối lo ngại về việc sử dụng AI trong việc tạo ra các hình ảnh ảo không được cho phép.